Nơi gửi trọn niềm tin
Hiển thị các bài đăng có nhãn mua-ban-nha-dat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mua-ban-nha-dat. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu

Nhiều người trong chúng ta, mua nhà là chuyện không đơn giản. Với những người mua nhà lần đầu thì chắc hẳn lại càng nan giải hơn bởi có quá nhiều thứ phải cân nhắc và quá nhiều câu hỏi “bủa vây”. Những bí quyết sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cho mình một ngôi nhà như ý.


Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu

Để chuẩn bị mua nhà, bạn cần quan tâm đến những yếu tố cơ bản và cần thiết nào? 

Hãy vứt hết những thứ vụn vặt, nên chú ý đến 4 vấn đề sau:

Lên kế hoạch --> Chuẩn bị tài chính --> Giấy tờ liên quan --> Tìm môi giới

Tiếp theo, hãy bắt tay vào việc mua nhà bằng các bước cụ thể sau:

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
1 - Lê kế hoạch tiết kiệm, khảo sát thị trường
  • Hãy để dành 1 khoản tiền tiết kiệm hàng tháng. Nhất định chỉ được "sờ", ko được xài vào mục đích khác 
  • Quan tâm đến các dự án rao bán trên thị trường, "soi" tiêu chí của bạn để duyệt 1 số phù hợp



Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
2 - Tìm tổ chức tín dụng, vay tiền
  • Chuẩn bị hồ sơ vay tiền Ngân hàng thật tốt, đầy đủ, thuyết phục
  • Lựa chọn Ngân hàng phù hợp với điều kiện vay của bạn (lãi suất, thời hạn, trả góp, ưu đãi, ...)



Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
3- Tìm môi giới uy tín
  • Tự đi mua: có thể gặp rủi ro cao, vì bạn ko chắc hiểu biết Luật, giỏi đàm phán
  • Nhờ môi giới: chắc cú hơn. Vì họ có chuyên môn, giỏi thương lượng nên có thể mua được đúng giá hoặc hời


Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
4 - Sẵn sàng đầy đủ mọi loại giấy tờ cần thiết
  • Check: xem các giấy tờ vay vốn
  • Double check: kiểm tra lại mọi loại giấy tờ liên quan khác nữa. Đảm bảo mọi thứ tươm tất, tránh bối rối, bị ngáng đường vì sót giấy tờ quan trọng

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
5- Đi xem 1 số nhà trong list
  • Cần nhớ: ko xem quá 3 nhà/ngày. Nó sẽ làm bạn rối
  • Để ý xung quanh: con đường, trường học, chợ búa, hàng xóm, .... ok?
  • Lưu tâm trong nhà: để ý phòng bếp, hệ thống vệ sinh, các chi tiết nội thất, màu sơn ...





Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
6 - Quy lại xem chi tiết ngôi nhà
  • Sau khi "chấm" được căn ưng ý, quay lại và xem nó kỹ càng hơn
  • Nếu ko muốn "nghiến răng" chịu đựng sự cố, nên xem kỹ sàn nhà, trần nhà có bong tróc thấm dột ko. Đặc biệt chú ý hệ thống điện và hê thống thoát nước



Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
7 - Thảo luận với môi giới
  • Khi đã chắc chắn ngôi nhà sẽ mua, hãy thảo luận với môi giới về:
- Giá cả
- Các điều khoản thương lượng với chủ nhà (phí bảo trì, sửa chữa)




Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
8 - Thuê người kiểm nhà
  • Nếu bạn ko phải là thợ sửa chữa, là phụ nữ hoặc bất kể lý do nào ko tự kiểm tra được, hãy nhờ/thuê người kiểm tra

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu
9 - Tiến hành giao dịch
  • Khi mọi thứ phía trên đã ổn, giờ là thới khắc "lịch sử" bạn ký kết các giấy tờ mua bán để sở hữu 1 căn nhà hợp pháp




Có ý kiến cho răng mua nhà đắt rẻ, tốt đẹp là tùy ... "duyên". Dù bạn tin hay ko nhưng trong nhiều việc, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ thì khả năng thành công vẫn sẽ cao hơn

Bí quyết cho người đi mua nhà lần đầu

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Thủ tục vay gói 30.000 tỷ

Thông tin chung về gói 30.000 tỷ

Thực chất gói vay 30.000 tỷ là tiền của Ngân hàng nhà nước (NHNN) tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước để NHTM cấp nguồn vốn cho người mua nhà hoặc doanh nghiệp làm nhà ở xã hội. Các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, hoặc tổng giá bán dưới 1,05 tỷ đều được vay và hưởng lãi suất ưu đãi từ gói 30.000 tỷ


1. Dự án nào được vay gói 30.000 tỷ?

Điều kiện cần: để được xét duyệt hỗ trợ vay gói 30000 tỷ thì Chủ đầu tư phải được Ngân hàng thẩm định kĩ về năng lực tài chính, xây dựng… trước khi quyết định ký kết hợp đồng tín dụng liên kết.

Điều kiện đủ: diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2 và đơn giá dưới 15 triệu/m2, hoặc tổng giá trị ghi trên hợp đồng đã bao gồm VAT không vượt quá 1,05 tỷ đồng.

2. Ngân hàng nào hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ?

Tính đến nay đã có 19 NHTM tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, gồm:

BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MHB, Bảo Việt, Eximbank, PVComBank, Saigon Bank, TPBank, SHB, Nam Á, SeaBank, OceanBank và VPBank, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

3. Ai là người được vay gói 30.000 tỷ?

Đối tượng được vay gói 30.000 tỷ là công dân Việt Nam có thu nhập thấp, chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích dưới 8m2/người.

4. Lãi suất của gói vay 30.000 tỷ là bao nhiêu?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay gói 30.000 tỷ là 5%/năm, và không vượt quá 6%/năm cho các năm tiếp theo.

5. Thời gian vay gói 30.000 tỷ trong bao lâu?

Thời gian hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ tối đa là 15 năm (tính đến 1/6/2031),

6. Mức vay tối đa là bao nhiêu?

Mức vay tối đa là 80% giá trị căn hộ đã bao gồm VAT (chưa tính phí bảo trì 2%)

7. Tôi có được vay gói 30.000 tỷ không?

Được chứ ! - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về gói vay 30000 tỷ. Chúng tôi cam kết thủ tục hồ sơ nhanh chóng với 90% hồ sơ sẽ được vay tới mức tối đa. Đặc biệt tất cả đều miễn phí.

Hotline: 0903.628.374 - Mr.Trường Sơn

Hồ sơ vay gói 30.000 tỷ



Điều kiện vay vốn
  1. Khách hàng không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay
  2. Khách hàng không có nợ xâu tại các Tổ chức tín dụng khác
  3. Khách hàng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8m2/người
  4. Khách hàng có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM hoặc có giấy tạm trú KT3 nhưng thời gian đóng BHXH từ 1 năm trở lên
  5. Khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở với Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật (hợp đồng đặt cọc)
  6. Cam kết khách hàng và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay gói hỗ trợ tại Ngân hàng để mua nhà ở
  7. Vốn tự có tham gia tối thiểu là 20%
  8.  Chứng minh được nguồn thu nhập để trả nợ
  9. Có tài sản đảm bảo đầy đủ cho khoản vay (căn hộ sắp mua là tài sản đảm bảo)

Hồ sơ vay vốn
  1. CMND
  2. Hộ khẩu hoặc KT3 + Sổ BHXH
  3. Giấy đăng ký kết hôn/Giấy chứng nhận độc thân
  4. Hợp đồng mua bán căn hộ/Phiếu đặt cọc
  5. Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu Ngân hàng
  6. Giấy xác nhận về nơi công tác và thực trạng nhà ở
  7. Hợp đồng lao động
  8. Sao kê lương 6 tháng gần nhất/Bảng lương xác nhận thu nhập của cty
  9. Giấy tờ chứng minh thu nhập khác
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0915.987.168 - Mr.Trường Sơn 

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Đối tượng, điều kiện mua nhà ở xã hội

*Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó quy định đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở xã hội.



Cụ thể, nhà ở xã hội được dành để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho 9 đối tượng:
  1. Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  3. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
  4. Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp, gồm: Công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề.
  5. Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị.
  6. Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.
  7. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ.
  8. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.
  9. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

*Điều kiện được mua nhà ở xã hội

Nghị định cũng quy định điều kiện được bố trí nhà ở xã hội. Cụ thể, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải đáp ứng 4 điều kiện.

Thứ nhất, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.

Thứ hai, trường hợp mua nhà ở thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển nhà ở xã hội.

Thứ ba, trường hợp thuê mua nhà ở thì phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà ở và phần giá trị còn lại theo Hợp đồng đã ký kết.

Thứ tư, người thu nhập thấp là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; người thuộc diện hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được phép giải quyết chỗ ở theo hình thức cho thuê.

Trường hợp đối tượng là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để ở do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể mà không phải áp dụng 4 điều kiện trên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2014.

*Hướng dẫn thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội:
  1. Đơn xin đăng ký mua nhà ở xã hội 
  2. Giấy xác nhận về thực trạng nhà ở
  3. Giấy xác nhận đã trả lại nhà công vụ
  4. Giấy xác nhận mức thu nhập 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn
Hotline: 0915.987.168 - Mr.Trường Sơn

Dự án căn hộ cao cấp The Easter City chuyển đổi 100 căn nhà ở thương mại qua nhà ở xã hội, được bán với giá 12,5 triệu/m2

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Giải ngân gói vay 30.000 tỷ: Ngân hàng “né” người thu nhập thấp?

Mặc dù đối tượng được vay tiền từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để mua nhà, theo quy định là những người thu nhập thấp, tức là người chưa phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Quy định này theo nhiều ngân hàng và chủ đầu tư thì chưa hợp lý, góp phần làm ách tắc tốc độ giải ngân gói tín dụng này.

Thế nhưng khi phóng viên ANTĐ Cuối tuần thử khảo sát thực tế, thì quy định này dễ dàng được “lách”, người thực sự có thu nhập thấp lại chật vật khi vay tiền từ gói hỗ trợ này, trong khi đó những người có “thu nhập tốt” lại được trải thảm, dễ dàng được hợp lý hóa mọi hồ sơ thành người thu nhập thấp để có thể mua nhà.

Thu nhập thấp … khó vay

Theo quy định mới nhất hồi tháng 3-2015 của Bộ Xây dựng thì “người thu nhập thấp”, tức là những người được hưởng ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là những người có mức thu nhập không phải chịu thuế TNCN. Nghĩa là dưới 9 triệu đồng với người độc thân, với người đã có gia đình thì thu nhập của vợ chồng đều phải dưới 9 triệu, cộng thêm mức giảm trừ gia cảnh nếu có người phụ thuộc.


Trong vai một người độc thân có thu nhập 7 triệu đồng, tức là đối tượng về nguyên tắc phù hợp để vay gói tín dụng này, tôi đã liên hệ với nhiều nhân viên tín dụng để làm thủ tục vay tiền từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Sau khi để lại số điện thoại tại một chi nhánh ngân hàng trên đường Trần Hưng Đạo, tôi được một nhân viên ngân hàng liên hệ lại. Nhưng trái với sự hào hứng ban đầu, khi nghe tôi trình bày hoàn cảnh đã nói luôn: “Mức thu nhập như của chị thực sự khó đấy, vì nó không đảm bảo khả năng trả nợ. Để em nghiên cứu thêm, có gì sẽ gọi lại chị”.


Một nhân viên ngân hàng khác khi tôi cho biết mức thu nhập của tôi nằm trong diện được vay từ gói này, các thủ tục có thể hoàn tất dễ dàng, anh này hỏi thêm xem tôi có thu nhập gì khác ngoài lương không, khi nhận được câu trả lời là không thì nhân viên này giải thích: “Trường hợp của chị hồ sơ thì hợp lý, nhưng làm hồ sơ xong rồi nhiều khả năng cũng không vay được, vì ngân hàng cần phải quan tâm đến dòng tiền trả nợ của chị.

Như trường hợp của chị lương tháng 7 triệu, ăn uống chi tiêu sinh hoạt gần hết rồi thì khả năng thanh toán nợ hàng tháng là rất khó. Nếu thu nhập của chị trên 9 triệu thì chúng em có thể dễ dàng hợp lý hóa cho chị, nhưng dưới 9 triệu thì rất khó. Còn nếu chị đã có gia đình, thì tổng thu nhập 2 vợ chồng ở mức 12 triệu là chúng em có thể làm thủ tục cho chị vay rồi, nhưng số tiền vay cũng không nhiều”. Tôi trình bày thêm rằng bố mẹ tôi có lương hưu, có thể phụ giúp vào việc trả nợ hằng tháng, hoặc sau này tôi lấy chồng thì chồng tôi cũng có thể cùng trả nợ, nhân viên này nói: “Chúng em chỉ quan tâm đến nguồn tiền thực của chị, chứ nhỡ bố mẹ chị có việc gì cần đến khoản tiền lớn, hoặc nói dại các cụ có mệnh hệ gì thì không ai nói trước được”.

Nhân viên ngân hàng này còn tư vấn thêm: “Nếu chị thực sự muốn vay gói này, cũng có thể có ngân hàng họ làm dễ hơn, họ vẫn cho vay, nhưng em bày cho chị cách này, chị nhờ một người thật thân thiết, tin cậy trong gia đình như anh chị em ruột chẳng hạn, mà có thu nhập khá hơn đứng tên trên hợp đồng vay tiền và mua nhà giúp”.

Tiếp tục vào vai một người có gia đình, tổng thu nhập hai vợ chồng khoảng 9 triệu đồng mỗi tháng, tôi cũng nhận được sự đắn đó hoặc cái lắc đầu của tất cả các nhân viên tín dụng. Có ngân hàng thì cho biết mức thu nhập của tôi có thể vay được nhưng số tiền không nhiều, có nhân viên thì từ chối. Họ cho biết nếu vợ chồng tôi không có thu nhập gì thêm bên ngoài thì khó có thể vay được. Vì với 9 triệu đồng mỗi tháng, nếu có thêm đứa con thì chi tiêu chưa chắc đã đủ, nói gì đến trả nợ. Một nhân viên môi giới bất động sản tiết lộ với tôi, nếu thu nhập hai vợ chồng quá thấp, mà làm tư nhân, thì chỉ có một cách để có thể làm thủ tục vay gói 30.000 tỷ đồng, đó là nhờ một công ty quen biết nào đó làm một cái hợp đồng lao động và xác nhận bảng lương “đẹp” một chút, không ở mức phải nộp thuế TNCN nhưng cũng không quá thấp.

Mới đây, một trường hợp cũng được báo chí nêu, đó là khoảng 900 khách hàng mua dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty địa ốc Hoàng Quân cũng đang nằm trong tình cảnh đã ký hợp đồng mua nhà, đóng tiền 20% nhưng không vay được gói 30.000 tỉ đồng nên buộc phải vay từ chủ đầu tư theo hình thức trả chậm với lãi suất cao hơn lãi suất từ gói hỗ trợ. Đại diện Công ty địa ốc Hoàng Quân cho biết phần lớn khách hàng của dự án này bị vướng điều kiện thu nhập là công an và giáo viên, ngân hàng từ chối cho vay do thu nhập không đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi theo quy định của Bộ Xây dựng thì đây là đối tượng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp”.

Người thu nhập tốt thi nhau làm hồ sơ vay tiền

Người thu nhập thấp trầy trật là vậy, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình khá, thậm chí là cao thì được chào đón ở mọi ngân hàng. Anh Đức Trung, một người đang làm thủ tục mua một căn hộ ở khu Linh Đàm cho biết, gia đình anh hiện đã có nhà ở nhưng khi nghe đến gói tín dụng ưu đãi này vợ chồng anh đã bàn bạc và quyết định vay tiền mua thêm một căn hộ nữa: “Chúng tôi đang có khoảng 300 triệu đồng, thu nhập hai vợ chồng 16 triệu một tháng, tính cả lương kinh doanh, hoa hồng, thưởng các khoản vào khoảng 35 triệu đồng/ tháng. Chúng tôi làm thủ tục vay được 500 triệu, tính sơ sơ nếu mỗi tháng trả 10 triệu tiền gốc và khoảng 2 triệu tiền lãi thì chưa đến 5 năm đã trả hết. Nhà hoàn thiện chúng tôi sẽ cho thuê thì coi như không mất tiền lãi mà mình lại có nhà”.

Anh Trung cũng cho biết thêm, để làm thủ tục vay vốn anh không gặp khó khăn gì, vì nhân viên ngân hàng sẽ nhanh chóng “làm đẹp” hồ sơ cho vợ chồng anh. “Chỉ sợ thu nhập thấp quá họ không cho vay chứ thu nhập cao thế, cao nữa cũng có cách hết”.

Theo lời giới thiệu của anh Trung, tôi liên hệ với một nhân viên ngân hàng, trình bày rằng lương của tôi 10 triệu đồng mỗi tháng, còn chồng kinh doanh thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng, lương không trả qua tài khoản, chúng tôi đã có nhà ở tập thể nhưng chưa có hộ khẩu thì có làm thủ tục vay được tiền không, anh này trả lời: “Về mức thu nhập thì chị yên tâm là chúng em sẽ hợp lý hóa được. Còn chị có nhà mà chưa có hộ khẩu thì vẫn làm được, chỉ cần xin cái xác nhận KT3 ở phường”. Tôi hỏi thêm rằng tôi và chồng đều phải đóng thuế, thì có dữ liệu ở cơ quan thuế thì làm sao làm được, anh này trấn an: “Chị cứ yên tâm là sẽ có cách, em vừa làm thủ cho một trường hợp lương gần 20 triệu còn được, huống chi lương chị 10 triệu mà không đổ tài khoản ngân hàng như chị”.

Lướt một vòng trên các diễn đàn mạng, có thể thấy chủ đề vay tiền gói 30.000 tỷ được bàn tán xôn xao nhất trên các diễn đàn cho những người có thu nhập khá, chẳng hạn một diễn đàn dành cho những người đi ôtô. Theo kinh nghiệm của nhiều người làm thủ tục vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, thì nếu là người độc thân đáp ứng đúng tiêu chuẩn người thu nhập thấp do Bộ Xây dựng quy định, tức là dưới 9 triệu đồng mỗi tháng mà không có khoản thu gì thêm, thì rất khó vay được tiền từ gói này. Còn với những người có gia đình thì mức thu nhập kê khai khoảng 7-8 triệu đồng mỗi người là hợp lý cho việc vay tiền.

Nhiều “tuyệt chiêu” cũng được những người có kinh nghiệm chia sẻ để có được bộ thủ tục phù hợp cho những người có thu nhập cao muốn mua nhà thu nhập thấp. Cụ thể là có thể kê khai thêm người phụ thuộc (chẳng hạn bố mẹ không có lương hưu) để được miễn trừ gia cảnh. Nếu thu nhập bao gồm lương cứng và các thu nhập mềm khác thì chỉ kê khai bảng lương cứng, còn các khoản như thưởng, lương kinh doanh, hoa hồng thì không kê khai.

Quy định chỉ là… quy định

Hiện cả nước đã có 15 ngân hàng tham gia cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên báo cáo thống kê thì đến tháng 3-2015 gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã cam kết cho vay được khoảng 11.000 tỷ đồng. Như vậy sau 2 năm, tức 2/3 chặng đường triển khai, gói tín dụng này mới giải ngân được 21%. Các chuyên gia cho rằng con số này là quá thấp, quá chậm và không đạt như kỳ vọng để hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.

Trong khi đó, chỉ còn hơn 1 năm nữa gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng sẽ hết thời hạn giải ngân theo quy định của Nghị quyết 02. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do các thủ tục chứng minh tình trạng nhà ở còn rườm rà, nhiều xã, phường ngại chứng minh hoặc gây khó dễ thì một nguyên nhân chính là những khó khăn trong việc xác định đối tượng được vay.

Theo các ngân hàng thương mại, dù đã có rất nhiều khách hàng đáp ứng được điều kiện “người thu nhập thấp” để vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên khi ký hợp đồng mua nhà, ngân hàng lại không dám giải ngân vì sợ những đối tượng này không đủ khả năng trả nợ. Các ngân hàng cho biết với mức thu nhập dưới 9 triệu đồng nếu như trừ đi chi phí ăn uống sinh hoạt thì khoản dư ra để trả gốc và lãi cao nhất cũng chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với thời gian vay khoảng 15 năm, như vậy ngân hàng cũng chỉ có thể xét cho vay tối đa khoảng 400 triệu đồng. Trong khi thực tế số tiền mà khách hàng muốn vay lại lớn hơn nhiều so với số tiền có thể trả được.

Do vậy các ngân hàng sẽ buộc phải từ chối giải ngân cho các khách hàng này là vì họ... không đủ khả năng trả nợ. Ngược lại với những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng, đủ khả năng trả nợ nhưng lại không thuộc đối tượng được phép tham gia vay vốn gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội cho biết: Thực ra các ngân hàng cũng không muốn làm khó người vay nhưng khi hồ sơ khách hàng được nộp lên thì rất nhiều trường hợp ngân hàng không dám xét duyệt, vì thu nhập của họ không thể đảm bảo khả năng trả nợ. “Nếu xét duyệt và thẩm tra không kỹ, để xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả. Do đó, chúng tôi phải xem xét rất kỹ những trường hợp đủ điều kiện về thu nhập để trả nợ”.

Ngân hàng cũng có cái lý của họ, nhưng trên thực tế, như khảo sát nêu trên thì đa phần các ngân hàng cũng dễ dàng “lách luật” để những người không phải thu nhập thấp, không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi nhưng vẫn được vay tiền từ gói tín dụng này. Rõ ràng, quy định cũng chỉ là quy định. Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đã gửi một kiến nghị lên Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng trong đó có nội dung về việc xác định điều kiện tài chính của người vay nêu những bất cập như trên.
Linh Nhật (ANTĐ)

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Người nhập cư được vay gói 30.000 tỷ?

Dù đã triển khai được gần 2 năm, gói ưu đãi tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà hiện mới chỉ giải ngân được khoảng 20%. Nguyên nhân của việc giải ngân chậm phần lớn cũng do quy định về điều kiện và đối tượng được vay.

Trao đổi với phóng viên về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, ông Lê Minh Trí, Phó TGĐ Kinh doanh Tập đoàn Kiến Á cho biết: Việc triển khai gói tín dụng này được đánh giá là một bước tiến về mặt cơ chế của Chính phủ dành cho người dân và mở ra những cơ hội mới cho thị trường bất động sản (BĐS).

Tuy nhiên, việc giải ngân gói tín dụng này chỉ mới được trên 20%, nguyên nhân một phần là do nguồn cung của thị trường. Thứ nhất, với điều kiện giá trị căn hộ phải dưới 1,050 triệu đồng thì không có nhiều dự án đạt được. Thêm nữa, bản thân chủ đầu tư dự án cũng cần phải liên kết với ngân hàng thì người mua mới được vay. Thứ hai, người mua nhà là đối tượng được quy định tại Văn bản 395/BXD-QLN ngày 3/3/2015 cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh thu nhập để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng.
Cần nới điều kiện và đối tượng được vay để giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ đồng

Ví dụ: 2 vợ chồng có thu nhập 9 triệu đồng, mua một căn hộ có giá 900 triệu đồng, trả trước 20% (là 180 triệu đồng), vay 80% là 720 triệu đồng, thời gian vay là 15 năm với lãi suất ưu đãi là 5%/năm. Hàng tháng, cặp vợ chồng này phải trả gốc + lãi là 7 triệu đồng. Hai vợ chồng có thu nhập 18 triệu đồng, gia đình có 2 đứa con, trừ chi phí cho 4 người với số tiền 4 triệu đồng/người: 18 triệu đồng - 16 triệu đồng = 2 triệu đồng. Như vậy, với thu nhập này, hai vợ chồng khách hàng nói trên sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Do đó, mặc dù nằm trong đối tượng được mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng nhưng họ vẫn không được vay.

Theo ông Lê Minh Trí, điều cơ bản để tháo gỡ khó khăn hiện nay là cần nới lỏng điều kiện cho vay. Ông Trí cho rằng chỉ cần 2 điều kiện: chưa có nhà và có thu nhập đủ khả năng trả nợ ngân hàng là có thể được vay tiền từ gói 30.000 tỷ. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một đối tượng nữa vào danh sách những đối tượng được vay gói ưu đãi này, đó là người nhập cư mua nhà lần đầu. Các cơ quan chức năng cần cân nhắc thêm đối tượng này trong gói hỗ trợ tài chính 30.000 tỷ đồng.

(Theo Kinh tế & Đô thị Online)

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Phí bảo lãnh chung cư, gánh nặng đè lên người mua nhà

Từ 1/7 tới đây, Theo Luật Kinh doanh bất động sản mới, các DN muốn bán, cho thuê, thuê mua căn hộ phải có sự bảo lãnh từ phía ngân hàng. Quy định này sẽ giúp “xử đẹp” những dự án rùa bò. Nhưng chi phí bảo lãnh khiến mỗi m2 căn hộ đội giá thêm khoảng 600.000 đồng đang khiến các chủ đầu tư và người mua nhà lo lắng sẽ có thêm một “gáo nước lạnh” dội vào thị trường.

"Chỉ nên bảo lãnh căn hộ theo yêu cầu khách hàng"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM 

Quy định phí bảo lãnh chung cư có cái hay là loại bớt được các nhà đầu tư kém năng lực, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Nhưng, nếu chế định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bất động sản thì không hợp lý. Bởi với các doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín rồi thì bản thân người tiêu dùng cũng đâu cần bảo lãnh, đây là quan hệ dân sự và nên để cho thị trường tự điều chỉnh.

Theo tôi, chỉ nên bảo lãnh với số lượng cụ thể căn hộ hình thành trong tương lai theo đăng ký chứ không nên bảo lãnh toàn bộ dự án. Để có chứng thư bảo lãnh này của ngân hàng thì ngoài số tiền hoặc tài sản bảo lãnh, doanh nghiệp còn phải chịu phí bảo lãnh là 2%/năm. Như vậy, doanh nghiệp buộc phải tính chi phí này vào giá thành. Cuối cùng, việc đội giá này cũng đổ lên đầu người tiêu dùng. Do đó, theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, nên trả quy định này về quan hệ dân sự, nghĩa là nếu người tiêu dùng thấy không đủ lòng tin thì yêu cầu chủ đầu tư bảo lãnh cho căn hộ của mình, còn ngược lại thì không cần.

Tóm lại, quy định phí bảo lãnh chung cư, về mặt quản lý nhà nước thì có những cái lợi, nhưng làm tăng tổng chi phí xã hội, làm tăng giá thành sản phẩm… và người chịu thiệt thòi vẫn là người tiêu dùng.

"Nên chia đều chi phí bảo lãnh cho các bên"

Ông Ngô Quang Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc Him Lam

Về cơ bản, tôi ủng hộ quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà. Bởi lẽ, chi phí có thể tăng thêm nhưng mang lại lợi ích cho người mua nhà và xã hội rất lớn. Đối với người mua nhà, họ yên tâm về tài sản mình đã mua, đối với chủ đầu tư tạo sự minh bạch, vì một dự án để được ngân hàng bảo lãnh, nghĩa là ngân hàng đã tham gia thẩm định dự án rồi. Đã là thẩm định thì tất cả các yếu tố đều được bảo đảm như: pháp lý, giá cả hợp lý, đầu ra của sản phẩm, tính khả thi của dự án… Đối với ngân hàng cũng bán được dịch vụ và thu phí - đây là nghiệp vụ bảo lãnh bình thường trong giao dịch ngân hàng và chỉ mới đối loại hình bảo lãnh là bất động sản thôi. Cái lợi lớn hơn của ngân hàng là phát triển được dịch vụ bán lẻ. Cơ hội cho vay (bán dịch vụ tín dụng) của ngân hàng đối với khách hàng lẻ - (là khách hàng mua chính dự án đó) là rất lớn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất ở đây là chi phí phát sinh ai chịu? Với chủ đầu tư, khi xây dựng giá thành để bán thì đây chắc chắn sẽ đưa yếu tố này vào chi phí cộng thêm và người phải trả cuối cùng là khách hàng. Song, như đã nói ở trên, vì cái lợi này cả 3 bên đều được hưởng nên về bản chất, chi phí nên chia đều cho các bên, nghĩa là mỗi bên sẽ chịu một phần trong tổng chi phí bảo lãnh.

"Chỉ ngân hàng được lợi"

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT GPInvest

Tôi tin rằng, nếu áp dụng quy định phí bảo lãnh chung cư, giá chung cư chắc chắn sẽ tăng. Quy định này thể hiện các nhà soạn thảo luật đã rất quan tâm đến người mua nhà, muốn thị trường lành mạnh, nhưng theo tôi, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Chẳng hạn, với những doanh nghiệp lần đầu tiên làm dự án bất động sản mà bán nhà hình thành trong tương lai thì cần phải bảo lãnh, hoặc với các doanh nghiệp có nhiều tai tiếng trong quá khứ, có nhiều vi phạm về việc triển khai dự án thì phải áp dụng.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đã có uy tín, các dự án trong quá khứ đều đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thì nên để khách hàng và doanh nghiệp tự thỏa thuận. Bởi quy định là để bảo vệ khách hàng, nhưng nếu phải đóng thêm tiền, khách hàng có thể không chấp nhận.

Theo tính toán của tôi, nếu phí bảo lãnh từ 1 - 2%, bảo lãnh phần giá trị 85% trước giao nhà, thì giá thành tăng lên 0,85%. Vì thế tôi cho rằng, quy định đóng phí bảo lãnh chung cư, người hưởng lợi chỉ có ngân hàng, chứ khách hàng và chủ đầu tư thì thiệt hại.

"Lo tình trạng té nước theo mưa"

Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch CTCP BĐS Reenco Sông Hồng

Việc áp dụng chính sách bảo lãnh chung cư, theo tôi, cần phải cân nhắc, vì nó ảnh hưởng đến động lực phát triển của thị trường bất động sản vừa mới ấm lại. Bởi hiện ở Việt Nam, 80 - 90% chủ đầu tư bất động sản là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phải đóng mức phí từ 1 - 2% với dự án đầu tư lên đến cả trăm tỷ, nghìn tỷ. Nếu chủ đầu tư phải chịu thì gánh nặng rất lớn, dẫn đến việc dự án bị đình trệ, còn khách hàng phải mua căn hộ giá cao hơn.

Một hệ quả nữa nếu áp dụng phí bảo lãnh chung cư, là việc lợi dụng để “té nước theo mưa” tăng giá bán căn hộ. Tình trạng này chắc chắn sẽ diễn ra, bởi hiện nay, thị trường chỉ vừa hồi phục, nhiều dự án đã tăng giá đến 10% rồi, nếu buộc phải bảo lãnh chung cư, việc tăng giá là đương nhiên.

Vì thế, chính sách thì rất hay, nhưng nếu áp dụng lúc này, doanh nghiệp bất động sản và khách hàng sẽ mất nhiều hơn là được. Chính sách để gỡ cho thị trường bất động sản, nhưng nếu áp dụng, có khi chúng ta sẽ lại mệt mỏi đi gỡ khó vì chính sách này.

“Nếu không khéo, chi phí lại đội thêm cho người mua nhà”

Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn

Theo tôi, thay vì ký hợp đồng bảo lãnh, tại sao không quy định các chủ đầu tư, khi làm dự án phải chứng minh tài chính bằng cách phải ký một khoản quỹ nhất định tại một ngân hàng có uy tín do Ngân hàng Nhà nước lập danh sách. Số tiền ký quỹ này vẫn được hưởng lãi suất và khi xây dựng đến đâu, có hồ sơ quyết toán của chủ đầu tư và các nhà thầu thì ngân hàng giải ngân đến đó bằng tiền ký quỹ của chủ đầu tư. Khi chủ đầu tư bán sản phẩm thì kiểm soát việc bán hàng bằng cách yêu cầu họ phải có báo cáo tài chính rõ ràng, ký hợp đồng mua bán với khách hàng phải xuất hóa đơn từng đợt - thực hiện nghĩa vụ thuế ngay khi phát sinh doanh thu và số tiền này phải được chuyển vào ngân hàng đã ký quỹ trước đó nhằm giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng đúng mục đích.

Như vậy, là cách nào chủ đầu tư cũng phải nộp tiền vào ngân hàng trước, nhưng để ký hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng thì chủ đầu tư nộp tiền vào để thực hiện dự án mà không phải chịu khoản phí bảo lãnh hợp đồng (đồng nghĩa với không đưa chi phí này vào giá thành).

Tăng Triển - Trọng Tuyến (Đầu tư Chứng khoán)

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Quy định "đá" nhau, dân khó tiếp cận gói 30.000 tỷ

Điều kiện để được vay tiền mua nhà từ gói 30.000 tỷ đồng là người vay phải là "người thu nhập thấp", trong khi đó, các ngân hàng lại không giải ngân vì những "người thu nhập thấp" thì không đủ khả năng trả nợ.

Dù đã đảm bảo được điều kiện "người thu nhập thấp" để được vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng nhưng sau khi ký hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư, nhiều khách hàng lại bị ngân hàng từ chối cho vay ... Lý do từ chối giải ngân là vì người vay ... không đủ khả năng trả nợ. Nhiều người mua nhà đã phải chuyển qua gói vay của chủ đầu tư và gói vay thương mại với mức lãi suất cao hơn cùng với nhiều rủi ro về tài chính.

Anh Nguyễn Đình Nga (giảng viên của một trường cao đẳng tại Tp.HCM) đã làm thủ tục vay gói 30.000 tỷ đồng suốt gần một năm qua nhưng không thể vay vì vướng mắc trong việc chứng minh thu nhập.

Anh Nga muốn vay thêm 400 - 500 triệu đồng từ gói 30.000 tỷ đồng để mua một căn hộ có giá 722 triệu ( trên địa bàn quận 12). Anh đã phải bỏ ra hơn hai tuần về tận quê nhà ở Hà Nam để chứng minh điều kiện về nhà ở, điều kiện thu nhập, bảo hiểm xã hội, hộ khẩu,...

Tuy nhiên, khi đem hồ sơ đến Ngân hàng Agribank (Ngô Đức Kế, quận 1), anh Nga bị nhân viên của ngân hàng này từ chối với lý do mức thu nhập của hai vợ chồng anh không nằm trong diện cho vay. Theo đó, lương giảng viên của anh Nga là 5,4 triệu/tháng, lương giáo viên tiểu học của vợ anh 3,1 triệu đồng/tháng, tổng công chưa tới 9 triệu đồng nên không đáp ứng điều kiện vay của ngân hàng.

"Theo quy định của Bộ Xây dựng, người thu nhập thấp là người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng mới là đối tượng được vay vốn gói 30.000 tỷ đồng. Nhưng ngân hàng lại từ chối cho vay với lý do người vay không đảm bảo khả năng trả nợ. Chúng tôi biết căn cứ vào đâu để được vay vốn từ gói hỗ trợ tín dụng này?", anh Nga bức xúc.

Người dân muốn được vay tiền từ gói 30.000 tỷ để mua nhà nhưng lại không đảm bảo điều kiện vay của ngân hàng
Anh Nga cũng cho biết, do không vay được vốn ưu đãi, anh đã đề nghị chủ đầu tư dự án hoàn trả khoản tiền 222 triệu đồng mà anh đã thanh toán, nhưng nhiều tháng nay vẫn chưa nhận được. "Vay tiền không được, kế hoạch mua nhà bị vỡ mà không lấy tiền lại được, gia đình chúng tôi chẳng biết tính thế nào", anh Nga lo lắng.

Tương tự, có khoảng 900 khách hàng mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của Công ty Địa ốc Hoàng Quân cũng đang rơi vào tình cảnh đã ký hợp đồng mua nhà, đóng tiền 20% nhưng không được vay gói 30.000 tỷ đồng nên buộc phải vay từ chủ đầu tư dự án theo hình thức trả chậm với lãi suất cao hơn lãi suất của gói hỗ trợ.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân cho biết, phần lớn người mua căn hộ tại dự án này đang bị vướng điều kiện thu nhập là công an và giáo viên. Ngân hàng từ chối cho vay với lý do thu nhập của họ không đảm bảo khả năng trả nợ. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Xây dựng thì đây mới là đối tượng đáp ứng được điều kiện "người thu nhập thấp".

"Trong 100 hồ sơ thì có đến 50 hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện về thu nhập của ngân hàng, nên họ không thể vay được gói 30.000 tỷ đồng", ông Tuấn cho biết.

Nhiều ngân hàng cũng thừa nhận, vướng mắc lớn nhất trong quá trình xét duyệt cho vay gói 30.000 tỷ đồng hiện nay là ở khái niệm "đối tượng thu nhập thấp", phát sinh từ tháng 3/2015 khiến cho việc xét duyệt và giải ngân cho vay gói ưu đãi bị ách tắc lại.

Một lãnh đạo Ngân hàng BIDV chi nhánh Tp.HCM cho biết, trong công văn trả lời một ngân hàng quốc doanh mới đây, Bộ Xây dựng giải thích “người thu nhập thấp” là người không bị nộp thuế thu nhập cá nhân khiến cho ngân hàng rất bối rối. "Với mức thu nhập như vậy, trừ chi phí sinh hoạt thì số tiền dư ra để trả gốc và lãi còn rất ít, cao nhất chỉ còn 4-5 triệu đồng/tháng. Với thời hạn vay khoảng 15 năm, ngân hàng chỉ có thể xét cho vay tối đa khoảng 400 triệu đồng, bằng một nửa so với mức cho vay tối đa theo quy định hiện nay", vị lãnh đạo này nói.

Cũng theo vị này, quy định của Bộ Xây dựng như vậy đã làm cho những người có thu nhập trên 9 triệu đồng muốn vay cũng không được. Có rất nhiều hồ sơ đã được ngân hàng tiếp nhận và đang trong quá trình thẩm định xử lý bị vướng quy định này, ngân hàng phải trả lời là không xét duyệt cho vay được, đồng thời đã báo cáo vướng mắc này cho hội sở.

"Về mặt nguyên tắc, ngân hàng rất muốn cho vay những khách hàng có thu nhập tốt bởi như vậy mới đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lại khống chế như vậy khiến ngân hàng rất khó xử", ông này nói.

Giám đốc một ngân hàng nằm trong danh sách cho vay gói 30.000 tỷ đồng cho rằng, khi cho chủ đầu tư vay để thực hiện dự án, ngân hàng cũng muốn cho người mua nhà vay chứ không muốn làm khó. Tuy nhiên, trong thời gian qua có nhiều trường hợp ngân hàng không thể xét duyệt cho vay được do thu nhập quá thấp, không đảm bảo khả năng trả nợ.

"Nhiều người đi vay cứ có suy nghĩ, vốn vay gói 30.000 tỷ đồng là tiền của Nhà nước, nhưng thật chất đó là tiền gửi của dân. Nếu xét duyệt và thẩm tra không kỹ, để xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả. Do đó, chỉ những trường hợp đủ điều kiện về thu nhập thì mới được ngân hàng xét", vị đại diện này nói.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cũng cho rằng, nếu căn cứ đúng như định nghĩa của Bộ Xây dựng về đối tượng thu nhập thấp, những đối tượng này sẽ khó có khả năng trả nợ gốc và lãi vay trong vòng 10 - 15 năm theo quy định. Do đó, các ngân hàng không thể cho vay được.

"Chúng tôi đã có văn bản gửi cho 15 ngân hàng thương mại tham gia cho vay gói 30.000 tỷ đồng để lấy ý kiến, trên cơ sở đó sẽ có kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp phù hợp", ông Minh cho biết.
(Theo Tuổi Trẻ Online)

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Thêm 4 Ngân hàng tham gia gói vay 30.000 tỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho 4 ngân hàng là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.

Có thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia gói 30.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã chấp thuận cho thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia vào chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ. Cụ thể, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ được tham gia cho vay gói ưu đãi tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quyết định này của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có 19 ngân hàng được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02. Có 15 ngân hàng được tham gia cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng là: BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MHB, Bảo Việt, Eximbank, PVComBank, Saigon Bank, TPBank, SHB, Nam Á, SeaBank, OceanBank và VPBank.

Gói ưu đãi tín dụng 30.000 tỷ đồng bắt đầu được triển khai thực hiện từ tháng 6/2013.
(Theo VnExpress)

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam không quá 50 năm

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam không quá 50 năm

Đây là một trong nhiều quy định tại dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015


Theo dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, đối với cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có hộ chiếu đóng dấu nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam không quá 50 năm
Cá nhân nước ngoài không được mua quá 30% tổng số căn hộ tại một tòa nhà (Ảnh minh họa: KT)

Đối với tổ chức nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh được phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực.

Cũng theo dự thảo nghị định này, số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua và sở hữu, đối với nhà chung cư không được phép mua quá 30% tổng số căn hộ tại một tòa nhà, hay nhóm tổ hợp nhiều tòa nhà, đối với nhà riêng lẻ không được mua vượt quá 10% số lượng nhà ở tại một dự án nhưng tối đa không vượt quá 250 căn.

Chỉ được gia hạn thêm một lần sở hữu tối đa không quá 50 năm nếu là cá nhân và không quá thời hạn được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nếu là tổ chức.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở sẽ tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa trên cơ sở lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân bằng văn bản cũng như thư điện tử tại Cổng thông tin của Bộ Xây dựng.

Theo VOV

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Nhận nhà thô, mua bực mình vào người

Chấp nhận mua nhà xây thô vì muốn tiết kiệm chi phí, nhưng nhiều khách hàng đang rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" khi phải mất thêm chi phí "khủng" để hoàn thiện.


Mua nhà xây thô có thể tiết kiệm cho khách hàng từ 3 - 8 triệu đồng/m2, nhưng những hệ lụy của hình thức bán nhà này thì ít ai lường tới.


Từ cuối năm 2012, việc bán căn hộ xây thô bắt đầu manh nha trên thị trường bất động sản và nhanh chóng được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng.

Nhận nhà thô, mua 'bực mình' vào người 

Cho đến nay, đã có hàng loạt chủ đầu tư chào bán dự án của mình dưới dạng này như Flamingo Đại Lải Resort với 30 căn biệt thự xây thô với giá 2,8 tỷ đồng mỗi căn. Mandarine Garden hiện được chào bán xây thô 26,5-42,5 triệu đồng một m2 thay vì 36-37 triệu đồng khi đã hoàn thiện.

Golden Land Building chỉ có giá bàn giao thô từ 21,5 triệu đồng mỗi m2. Golden Palace Mễ Trì bán căn hộ hoàn thiện cơ bản với giá 22,6 triệu đồng một m2 (chưa VAT), thay vì giá từ 27 triệu đồng cả nội thất, Vinaconex 7 cũng đang chào bán dự án tại Cầu Diễn với giá 15,2 triệu đồng một m2 (chưa VAT) cho căn hộ bàn giao thô…

Theo các chuyên gia bất động sản, trong lúc thị trường bất động sản đang trầm lắng thì việc bán nhà giao thô được coi là một phương thức hiệu quả giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh nguồn hàng.

Đối với khách hàng, cái lợi dễ thấy của việc mua căn hộ xây thô là tiết giảm được số tiền phải bỏ ra mua căn hộ. Theo tính toán, chi phí hoàn thiện chiếm 20-30% tổng mức đầu tư của một dự án. Dự án càng cao cấp, chi phí hoàn thiện càng lớn. Thông thường người mua có thể giảm được 3-8 triệu đồng/m2. Đặc biệt, mua nhà xây thô, người mua cũng có thể tự mình hoàn thiện nội thất căn hộ theo ý mình.

Tuy nhiên, những phiền toái từ việc bán căn hộ xây thô cũng đang khiến nhiều khách hàng phải "méo mặt".

Cách đây không lâu, 27 hộ dân cư thuộc dự án chung cư Golden Palace (K1, đường Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bức xúc khi chủ đầu tư yêu cầu khách hàng muốn tự hoàn thiện căn hộ mà không sử dụng nhà thầu do chủ đầu tư đưa ra thì sẽ phải nộp 200 triệu đồng cho chủ đầu tư (có bảo lãnh ngân hàng).

Còn nếu thuê nhà thầu do chủ đầu tư chọn thì theo khách hàng nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực và giá hoàn thiện cũng khá cao.

Nhiều khách hàng mua nhà tại dự án Mandarin Garden cũng bức xúc vì thời điểm tháng 5 khi khách hàng muốn hoàn thiện nhà, chủ đầu tư đã áp dụng quy định là khách hàng phải mua vật liệu như cát, gạch, xi măng của công ty Long Việt (thuộc Hòa Phát). Nếu khách hàng tự mua thì gặp phải nhiều thủ tục phiền hà khi đem vào thi công. Tuy nhiên, giá thành bán vật liệu của đơn vị này đều cao hơn giá thị trường rất nhiều.

Một số khu chung cư khác ở Hà Nội thì yêu cầu khách hàng nộp tiền làm vệ sinh do rơi vãi vật liệu xây dựng trong quá trình thi công với mức phí từ 2 - 5 triệu đồng.

Rõ ràng việc nhận nhà bàn giao thô với mục đích tiết kiệm chi phí là không khả thi và người mua nhà luôn "cầm dao đằng lưỡi", chấp nhận sự thiệt thòi mà không biết kêu ai.

Rõ ràng, về mặt lý lẽ, việc chủ đầu tư đưa ra nhà thầu và yêu cầu khách hàng phải lựa chọn cũng không hẳn là không hợp lý. Bởi lẽ các nhà thầu này sẽ phải chịu trách nhiệm nếu thi công ảnh hưởng đến hệ thống kỹ thuật chung của tòa nhà.

Trường hợp khách hàng tự thuê thợ đến hoàn thiện, việc phải nộp tiền để đề phòng trường hợp làm hư hỏng các thiết bị chung trong tòa nhà. Số tiền này sẽ được sử dụng cho mục đích khắc phục, sửa chữa, bồi thường hoặc thay thế các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình nhà thầu thực hiện thi công hoàn thiện nội thất căn hộ đối với căn hộ liền kề hoăc hệ thống hạ tầng của tòa nhà.

Những phiền phức do căn hộ xây thô mang lại không chỉ đối với khách hàng, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) cũng phải thừa nhận, dù việc bán nhà xây thô giúp lượng giao dịch tốt hơn rõ rệt nhờ mức giá được giảm xuống.

Nhưng khi đi vào hoàn thiện, việc quản lý công nhân ra vào công trường và các thiết bị chung của tòa nhà là rất khó khăn.

GP Invest từng triển khai một dự án bán nhà xây thô là Nam Đô Complex (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội). Đến khi dự án hoàn thiện, khách hàng đưa thợ của mình đến để tự hoàn thiện khiến chủ đầu tư rất khó khăn trong việc quản lý người ra vào tòa nhà.

Nhiều căn hộ khi hoàn thiện còn gây ảnh hưởng đến hệ thống kỹ thuật chung của tòa nhà như hệ thống đường ống nước. Điều này gây ảnh hưởng đến dự án và cả những người mua nhà.

Đặc biệt, nhiều hộ gia đình mua gói căn hộ hoàn thiện, nhưng khi chuyển về ở được nửa năm, nhiều hộ xung quanh mới bắt đầu hoàn thiện gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường và cả an ninh trong tòa nhà.

"Bán nhà xây thô cũng là một bài học đắt giá đối với chúng tôi. Chính vì thế, tới đây khi GP Invest triển khai xây dựng dự án Tràng An (đường Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ không bán theo hình thức giao nhà thô. Chúng tôi sẽ xây dựng căn hộ với đầy đủ các thiết bị, từ việc đi ngầm đường dây điều hòa sẵn cho khách hàng, khách hàng chỉ việc mang bàn ghế, giường tủ đến là có thể ở luôn", ông Hiệp cho hay.

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bàn giao căn hộ xây thô tiết kiệm đươc một khoản tiền cho người dân, nhưng trước khi mua hình thức nhà này, khách hàng nên cân nhắc kỹ nhiều vấn đề như: chi phí hoàn thiện, đơn vị, nhà thầu thi công, hợp đồng ký với chủ đầu tư,...

Chưa kể sẽ xảy ra những xung đột giữa cư dân cũ - cư dân mới do việc sửa chữa, hoàn thiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như không gian chung.
(VTC News)

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Nhà mua từ gói 30.000 tỷ đồng, có được phép bán?

Ông Đình Phong mua 1 căn hộ chung cư thương mại qua sàn giao dịch bất động sản và được vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Hiện, ông có nhu cầu bán căn hộ này.


Ông Phong đã tham khảo ý kiến tại ngân hàng, văn phòng công chứng và được hướng dẫn, khi thanh toán đủ tiền cho ngân hàng và giải chấp tại văn phòng công chứng thì được chuyển nhượng.

Tuy nhiên, khi ông Phong hoàn tất các thủ tục thì sàn giao dịch bất động sản lại cho biết, không thể thực hiện thủ tục sang tên do đã vay mua nhà thuộc gói tín dụng hỗ trợ nhà ở. Ông Phong hỏi, ông có được thực hiện thủ tục sang tên căn hộ không? Nếu có thì theo hướng dẫn tại văn bản nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Nội dung phản ánh của ông Phong chưa nêu rõ những thỏa thuận khi vay vốn để mua căn hộ chung cư thương mại giữa ông với ngân hàng cũng như với các đơn vị khác có liên quan.

Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ thì các đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, có khó khăn về nhà ở, khi thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 từ các chủ đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được vay vốn tín dụng ưu đãi trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng từ 5 ngân hàng được chỉ định bao gồm Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng MHB.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thời hạn cho vay đối với khách hàng thuê, mua nhà ở thương mại tối thiểu là 10 năm. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay dưới 10 năm thì khách hàng được thỏa thuận với ngân hàng thời hạn cho vay thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu (Điều 5 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Về nguyên tắc, khi gia đình đã thanh toán đủ tiền mua trả ngân hàng và đã giải chấp thì được bán căn hộ đó (nếu không vi phạm các quy định của các hợp đồng đã ký). Việc mua bán thực hiện theo quy định của pháp luật và người mua được sang tên sở hữu đối với căn hộ đó. Để biết được vì sao gia đình không thể thực hiện được thủ tục sang tên, ông Phong cần làm việc cụ thể với chủ đầu tư, ngân hàng mà ông đã vay và các bên liên quan để được hướng dẫn giải quyết.
Chính phủ

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Chính thức kiến nghị nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ

Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số giải pháp về tín dụng nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có những chuyên biến tích cực nhưng vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Theo cơ quan này, mặc dù các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu đã được Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt triển khai và đã phát huy tác dụng bước đầu trong năm 2013 và quý 1/2014.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng. Trên cơ sở chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản ngày 18/4 vừa qua, Bộ Xây dựng xin kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng cho phép điều chỉnh sửa đổi một số quy định có liên quan đến gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 02/2013 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Thứ nhất là cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân từ 10 năm lên 15 năm.

Thứ hai là mở rộng đối tượng vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân tại đô thị mua nhà ở thương mại riêng lẻ có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá).

Đối với các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải, Miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng chưa đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, lũ được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở cũng được vay vốn từ gói 30.000 tỷ.

Bên cạnh đó, các hộ dân ở đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không vượt quá 840 triệu đồng; các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước 7/1/2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà cũng cần được vay như các đối tượng trên.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước được phép tham gia cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung theo Chỉ thị 2196/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản; không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014 (trừ các các dự án nhà ở xã hội; nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; dự án cải tạo nhà chung cư cũ).

Trường hợp đặc biệt, các địa phương phải báo cáo cụ thể với Bộ Xây dựng xem xét, thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bảo Anh (VnEconomy)

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Quy định mới nhất về người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?

Quy định mới nhất về người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam?

Câu hỏi từ bạn đọc có nội dung:

Chào luật sư, mong giải đáp giúp tôi rõ hơn về thắc mắc sau
Xin cho biết những quy định mới nhất về vấn đề người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam hiện nay như quyền lợi, nghĩa vụ như thế nào, thủ tục mua bán ra sao.
Chân thành cảm ơn.

thanhbuingoc@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN trả lời:

Theo Luật nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 các đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 159 và Điều 160 Luật Nhà Ở 2014. So với Luật Nhà ở 2005, quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng. Đây là quy định mới mở rộng quyền tạo lập chỗ ở hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật cũng quy định rõ những giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở.

Theo Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức như đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng (căn hộ, nhà ở riêng lẻ) nhưng không quá 250 căn trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường. Trong trường hợp có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể. Thời gian sở hữu không quá 50 năm.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;

Về nghĩa vụ của người nước ngoài khi mua nhà quy định tại Điều 162 Luật Nhà ở 2014. Về trình tự thực hiện thủ tục mua nhà thực hiện theo điều 120 Luật Nhà Ở 2014.

Các quy định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2015. Với quy định mở rộng quyền mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ là cơ hội nguồn ngoại hối chảy vào Việt Nam, cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản tại Việt Nam.