Nơi gửi trọn niềm tin
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay-goi-30000-ty. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vay-goi-30000-ty. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Không cần chứng minh thu nhập khi vay gói 30.000 tỷ để mua nhà

Diện tích nhà ở liên tục trong những năm gần đây đều tăng khoảng 1 triệu m2 mỗi năm.

Năm 2015 cả nước phấn đấu đưa diện tích bình quân nhà ở đạt 21,5m2 sàn/người, tăng 0,9m2 sàn/người so với năm 2014.


Để đạt mục tiêu này, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với ưu đãi dành cho người mua nhà đã hỗ trợ tích cực cho người dân tạo lập và cải thiện chỗ ở. Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn chưa như kỳ vọng.


Không cần chứng minh thu nhập khi vay gói 30.000 tỷ để mua nhà
Khu nhà ở tại Pháp Vân-Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai, Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) xung quanh vấn đề này.

* Mặc dù gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi được hướng trực tiếp tới người mua nhà ở phân khúc thu nhập thấp và thương mại giá rẻ nhưng gần đây dư luận cho rằng việc hướng dẫn về điều kiện của Bộ Xây dựng chưa rõ ràng. Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?

Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Gói tín dụng này không phải là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm, mà là nguồn tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại thực hiện theo nguyên tắc cho vay thương mại và phải thu hồi vốn, kể cả lãi, sau thời gian quy định mà hiện nay là 15 năm, theo đó gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng sẽ hỗ trợ cho vay đối với 4 nhóm đối tượng gồm cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động có thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động thu nhập thấp khu vực đô thị, có khó khăn về nhà ở vay để mua, thuê nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp (có quy mô dưới 70 m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc tổng giá trị hợp đồng kể cả nhà và đất dưới 1,05 tỷ đồng);

Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động khu vực đô thị, đã có đất ở và chưa được Nhà nước hỗ trợ vay để xây mới hoặc cải tạo nhà ở phù hợp với quy hoạch; Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vay để phát triển các dự án nhà ở xã hội cho nhóm đối tượng thứ nhất mua, thuê, thuê mua.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa hai nhóm đối tượng mua nhà ở xã hội và mua nhà ở thương mại quy mô nhỏ, giá bán thấp là khác nhau. Đối với nhóm đối tượng người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì điều kiện là đã có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định.

Điều kiện để người dân được ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được Chính phủ quy định rõ tại Điều 14 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP chứ không phải quy định tại Nghị quyết 02 và các văn bản hướng dẫn Nghị quyết này. Do đó, nếu là người lao động thu nhập thấp thì phải có thu nhập thường xuyên hàng tháng dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Các yêu cầu về thủ tục xác nhận hộ khẩu, tình trạng nhà ở, thu nhập... được thực hiện từ trước khi người dân ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Quy định này để tránh tình trạng người không phải thu nhập thấp nhưng vẫn đăng ký mua nhà ở xã hội, vốn được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước và thường có giá rẻ hơn nhà ở thương mại.

Còn nhóm đối tượng người dân vay vốn mua nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp (có quy mô dưới 70m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc tổng giá trị hợp đồng kể cả nhà và đất dưới 1,05 tỷ đồng) thì điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội (diện tích nhà ở bình quân nhỏ hơn 8m2/người); có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở, đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên; đã có hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp này chỉ cần cơ quan, đơn vị nơi công tác, hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận về tình trạng nhà ở, không phải xác nhận về tình trạng thu nhập, không phải chứng minh mức thu nhập có thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không.

Như vậy, điều kiện vay vốn để mua nhà ở thương mại giá bán thấp dễ dàng hơn điều kiện vay để mua nhà ở xã hội do không phải chứng minh thu nhập, không khống chế mức thu nhập, người dân chỉ phải xác nhận tình trạng nhà ở. Sở dĩ phải phân định rõ ràng như vậy vì các dự án nhà ở thương mại không được ưu đãi như nhà ở xã hội.

Đây là giải pháp vừa giúp những người lao động có khó khăn về nhà ở cải thiện chỗ ở, vừa kích cầu thị trường bất động sản, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển phân khúc sản phẩm nhà ở thương mại có giá bán thấp, thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm trung và cao cấp như trước đây.

Nói cách khác, người vay vốn để mua nhà ở xã hội được hỗ trợ đến 2 lần (thứ nhất là vay vốn mua nhà với lãi suất thấp, thứ hai là giá bán nhà ở xã hội thấp hơn nhà ở thương mại do đã được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đât, thuế VAT) nên điều kiện khắt khe hơn người vay vốn để mua nhà ở thương mại chỉ được hỗ trợ một lần (vay vốn mua nhà với lãi suất thấp).

* Vậy theo ông đâu là nguyên nhân khiến k ết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đồng vẫn chậm?

Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Đến thời điểm 31/5/2015, gói hỗ trợ đã đạt được tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng là 14.161 tỷ đồng (gần 50% tổng gói hỗ trợ).

Trong đó, số tiền cam kết với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân đạt 8.817 tỷ đồng (với 18.062 trường hợp đã được cam kết cho vay); số tiền cam kết với chủ đầu tư dự án là 5.344 tỷ đồng (37 dự án đã được cam kết cho vay). Tổng số tiền đã giải ngân là 7.621 tỷ đồng (đạt 25,4%). Số giải ngân thấp hơn số cam kết bởi phải phụ thuộc tiến độ thi công và hoàn thành các dự án nhà ở mà ng ười dân đã vay để mua, thuê mua. Thực tế đã có 17.624 hộ gia đình, cá nhân được giải ngân vốn vay với số tiền 5.520 tỷ đồng; 33 dự án đã được giải ngân với số tiền 2.101 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tốc độ cam kết cho vay đã tăng rất mạnh trong những tháng cuối năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, nhất là từ sau khi có Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014.

Theo báo cáo của các Ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng hỗ trợ nhà ở thì tại thời điểm 31/5/2015, số vốn vay đã cam kết cho khách hàng tăng 200,4% (14.161 tỷ đồng so với 7.232 tỷ đồng), số hộ gia đình, cá nhân được cho vay vốn tăng 249,7% (18.062 cá nhân so với 7.232 cá nhân) so với thời điểm 31/8/2014. Nếu so với thời điểm 31/12/2014 thì mức tăng tương đương lần lượt là 149,5% và 155%.

Tuy nhiên, việc triển khai cho vay gói 30.000 tỷ trong thời gian qua còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân này là do quy định về điều kiện để được vay vốn hỗ trợ thì người có nhu cầu vay vốn phải có hợp đồng mua hoặc thuê mua đã ký với chủ đầu tư, nghĩa là trên thị trường phải có đủ sản phẩm phù hợp với điều kiện quy định.

Tuy nhiên, hiện nay, tại các địa phương, đặc biệt là địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng dự án nhà ở xã hội , nhà ở thương mại có quy mô diện tích căn hộ nhỏ, giá bán dưới 15 triệu đồng m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, số lượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có hợp đồng đã ký với chủ đầu tư dự án để đáp ứng điều kiện được vay vốn từ gói hỗ trợ còn hạn chế.

Đối với các đối tượng vay vốn là doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ gói hỗ trợ, nhưng còn vướng nợ xấu thì ngân hàng thương mại có thể từ chối cho vay để bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Do đó, các dự án này cũng chưa được vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Mặt khác, các đối tượng có nhu cầu vay vốn, ngoài việc bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về đối tượng và điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng còn phải đảm các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó yêu cầu khách hàng là hộ gia đình, cá nhân phải có đủ vốn tối thiểu không vượt quá 20% tổng số tiền vay; doanh ngiệp là chủ đầu tư dự án phải có đủ vốn tối thiểu không vượt quá 30% tổng số tiền vay.

Ngoài ra, khách hàng vay vốn còn phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng (phải chứng minh đủ khả năng thu nhập để trả nợ đối với khoản vay). Tựu trung lại, để được vay vốn hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng đòi hỏi đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của Nhà nước và tổ chức tín dụng. Việc đưa ra các điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn là cần thiết, nhằm sử dụng gói hỗ trợ đúng mục đích và đối tượng, đồng thời bảo đảm điều kiện cho tổ chức tín dụng thu hồi được vốn cho vay.

Thực tế cho thấy việc quy định yêu cầu khách hàng phải chứng minh đủ khả năng thu nhập để tích lũy trả nợ là một trong những khó khăn đối với các đối tượng có thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Để giải quyết một phần vướng mắc này, tại Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm, từ đó mức phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng của người vay đã giảm nhiều và nhiều đối tượng đã hội đủ điều kiện về khả năng trả nợ để được vay vốn.

Trong quá trình thực hiện giải ngân cho vay vốn, một số đối tượng người dân vay mua nhà ở thương mại còn gặp vướng mắc về điều kiện thu nhập thấp dưới mức chịu thuế thu nhập cá nhân, do cách hiểu và vận dụng chưa đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước.

Việc người dân vay mua nhà ở thương mại phản ánh bị vướng mắc về điều kiện thu nhập thấp dưới mức chịu thuế thu nhập cá nhân như các trường hợp vay mua nhà ở xã hội là do cách hiểu và vận dụng chưa đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc này.

* Xin ông cho biết giải pháp của Bộ Xây dựng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng trong thời gian tới?

​Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội là mục tiêu quan trọng đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Một trong những yếu tố quan trọng là hình thành nguồn vốn trung và dài hạn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội và tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định đồng thời cần đẩy mạnh huy động các nguồn vốn theo quy định của Luật Nhà ở để hỗ trợ cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội như: vốn đầu tư của Nhà nước từ ngân sách, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước…

Bên cạnh đó cần có sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành có liên quan trong việc đề xuất sửa đổi các cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng, thuế liên quan đến nhà ở xã hội; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân có đất ở phù hợp với quy hoạch vay vốn hỗ trợ để cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở của mình hoặc tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê theo quy định của pháp luật.

Để đẩy nhanh việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, trong thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và Ngân hàng Nhà nước để xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất để tăng nhanh nguồn cung về nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Thu Hằng (TTXVN)

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Bộ Xây Dựng sốt ruột vì gói 30.000 tỷ đồng có nguy cơ ế

Tính đến cuối tháng 5, gói tín dụng 30.000 tỷ mới chỉ giải ngân được hơn 7.200 tỷ đồng trong khi đến 2016 là gói hết thời hạn giải ngân. 


Dư luận xã hội cho rằng mức giải ngân quá chậm do các quy định "đá nhau", Ngân hàng không mặn mà với việc cho vay này.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng) đã chính thức có văn bản trả lời tới truyền thông.

- Gần đây dư luận cho rằng gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm mà một trong nguyên nhân là do Bộ Xây Dựng hướng dẫn đối tượng thu nhập thấp dưới mức thu nhập cá nhân mới được vay. Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng sẽ hỗ trợ cho vay đối với các nhóm đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động có thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở được vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội...

Bộ Xây Dựng đã hướng dẫn cụ thể điều kiện, thủ tục đối với các nhóm tượng được vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, theo đó cần phân biệt rõ 2 nhóm đối tượng mua nhà ở xã hội (NOXH) và mua nhà ở thương mại (NOTM) quy mô nhỏ, giá bán thấp là khác nhau:

Đối với nhóm đối tượng người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NOXH) thì điều kiện là đã có hợp đồng mua, thuê mua NOXH với chủ đầu tư theo quy định. Điều kiện để người dân được ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua NOXH được Chính phủ quy định rõ tại Điều 14 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP.

Đối với nhóm đối tượng người dân vay vốn mua nhà ở thương mại (NOTM) diện tích nhỏ, giá bán thấp (có quy mô dưới 70 m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc tổng giá trị hợp đồng kể cả nhà và đất dưới 1,05 tỷ đồng) thì điều kiện là: chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội (diện tích nhà ở bình quân nhỏ hơn 8m2 sử dụng/người); có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở, đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên; đã có hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp này chỉ cần cơ quan, đơn vị nơi công tác, hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận về tình trạng nhà ở, không phải xác nhận về tình trạng thu nhập, không phải chứng minh mức thu nhập có thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không.

Như vậy, điều kiện vay vốn để mua NOTM giá bán thấp dễ dàng hơn điều kiện vay để mua NOXH do không phải chứng minh thu nhập, không khống chế mức thu nhập, người dân chỉ phải xác nhận tình trạng nhà ở.

Sở dĩ như vậy là vì các dự án NOTM không được ưu đãi như NOXH và đây là giải pháp vừa giúp những người lao động có khó khăn về nhà ở cải thiện chỗ ở, vừa kích cầu thị trường bất động sản, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển phân khúc sản phẩm nhà ở thương mại trung bình và thấp thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm trung và cao cấp như trước đây.

- Nhưng trên thực tế kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đồng vẫn chậm theo đánh giá của nhiều người, vậy đâu là nguyên nhân thưa ông?

Đến thời điểm 31/5/2015, tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng là 14.161 tỷ đồng, tổng số tiền đã giải ngân là 7.621 tỷ đồng.

Theo báo cáo của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) tham gia gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, số vốn vay đã cam kết cho khách hàng tăng 200,4%; số hộ gia đình, cá nhân được cho vay vốn tăng 249,7%.

Tuy nhiên, kết quả giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng do:

Một là, tại các địa phương, đặc biệt là tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng dự án NOXH, dự án NOTM có quy mô diện tích căn hộ nhỏ, giá bán dưới 15 triệu đồng m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn

Hai là, để được vay vốn hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ đồng đòi hỏi đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ của Nhà nước và tổ chức tín dụng.

Thực tế cho thấy việc quy định yêu cầu khách hàng phải chứng minh đủ khả năng thu nhập để tích lũy trả nợ là một trong những khó khăn đối với các đối tượng có thu nhập thấp có nhu cầu vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Để giải quyết một phần vướng mắc này, tại Nghị quyết số 61/NQ-CP Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm, từ đó mức phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng của người vay đã giảm nhiều và nhiều đối tượng đã hội đủ điều kiện về khả năng trả nợ để được vay vốn.

Ba là, trong quá trình thực hiện giải ngân cho vay vốn, một số đối tượng người dân vay mua nhà ở thương mại còn gặp vướng mắc về điều kiện thu nhập thấp dưới mức chịu thuế thu nhập cá nhân, do cách hiểu và vận dụng chưa đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây Dựng và Ngân hàng nhà nước.

- Sắp tới Bộ Xây Dựng có giải pháp gì để đẩy mạnh phát triển NOXH và giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Mạnh Hà: Cần đẩy mạnh huy động các nguồn vốn theo quy định của Luật Nhà ở để hỗ trợ cho đối tượng được hưởng chính sách NOXH, bao gồm: Vốn đầu tư của Nhà nước từ ngân sách, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước…

Bên cạnh đó cần có sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành có liên quan trong việc đề xuất sửa đổi các cơ chế, chính sách về tài chính, tín dụng, thuế liên quan đến NOXH…

Để đẩy nhanh việc giải ngân gói 30.000 tỷ, trong thời gian tới Bộ Xây Dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và Ngân hàng Nhà nước để xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; phê duyệt quy hoạch và thủ tục chuẩn bị đầu tư, tạo quỹ đất để tăng nhanh nguồn cung về NOXH và NOTM có quy mô dưới 70 m2/căn, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng căn.

- Xin cám ơn ông!
Theo Người Đồng hành

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tắc gói 30.000 tỷ đồng?

Những ngày qua giới kinh doanh bất động sản xôn xao vì gói 30.000 tỷ đồng bị tắc nghẽn do một quy định mới của Bộ Xây dựng. Thực hư ra sao?

Ngưng trệ

Khác biệt với không khí hoan hỉ của năm 2014, qua ghi nhận tại các dự án địa ốc liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, một không khí nặng nề bao trùm.

Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Anh Sài Gòn cho biết, năm ngoái công ty nhận phân phối cho một số dự án nằm trong gói 30.000 tỷ đồng, mãi lực rất tốt. Chốt lại năm rồi công ty đã làm cầu nối cho gần 1.000 căn hộ tìm được chủ nhân. Trái ngược với tình cảnh này, hiện nay có hơn 100 bộ hồ sơ của khách hàng trả lại vì ngân hàng không giải ngân theo quy định mới.


Việc bán căn hộ nhà ở xã hội tại dự án The Easter City trở nên khó khăn sau quyết định mới của Bộ Xây dựng

Điều này cũng ghi nhận tại dự án The Easter City, huyện Bình Chánh do Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Trước tết năm ngoái, Công ty cổ phần Nam Tiến phấn khởi khi được phân phối hơn 100 căn nhà ở xã hội của dự án, cơ sở để thành công là khách hàng được vay gói 30.000 tỷ đồng. Sau khi đổ công sức quảng bá, sửa sang lại bộ mặt dự án, bắt đầu bán được kha khá. Tuy nhiên, niềm vui chưa lâu, ông Trần Đức Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Tiến, than thở: “Từ khi có quy định mới, tỷ lệ “rớt” giải ngân cho vay chiếm 50%! Trước đây không quy định thẩm định nguồn chứng minh thu nhập, bao nhiêu cũng được, miễn sao càng nhiều càng tốt để trả cho ngân hàng là được, nói chung dễ dàng thẩm định cho vay. Nay thu nhập cao sẽ không vay được, còn người thu nhập dưới 9 triệu đồng thì ngân hàng lại nhận định khoản này dành lo cho vợ chồng con cái hết mất, lấy đâu trả nợ. Vậy là “đẻ” tiếp một phương án mới, phải có nhà đồng tài trợ để trả nợ, tức từ bố mẹ hoặc anh chị em ruột. Nhưng khổ nỗi, bố mẹ già lấy nguồn đâu trả, còn anh chị em đang đi học thì lấy gì để đồng tài trợ? Vậy là tiếp tục bế tắc”. Tổng hợp từ Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng ghi nhận việc giải ngân “thực tế đang chậm lại, đứng lại!”.

Đã thu nhập thấp thì không thể vay!

Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, việc này xuất phát từ Văn bản 395 “hướng dẫn triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở…” do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký ngày 3-3-2015. Theo đó, tại mục 1 ghi rõ: “Khái niệm người lao động có thu nhập thấp… là không phải đóng thuế thu nhập cá nhân”. Điều này được hiểu như sau: Người không phải đóng thuế thu nhập cá nhân là mỗi tháng có thu nhập không quá 9 triệu đồng. “Ngay lập tức các ngân hàng có văn bản hướng dẫn thực thi quy định của Bộ Xây dựng! Quy định mới dẫn tới gói vay 30.000 tỷ đồng bị ngưng trệ”, ông Lê Hoàng Châu cho biết.

Ông Đoàn Chí Thanh dẫn chứng về một dự án tại phía Tây thành phố. Căn hộ nằm trong gói 30.000 tỷ đồng có tổng thanh toán 1 tỷ đồng, thanh toán trước 30%, số còn lại 700 triệu đồng. Nếu tính tròn thời gian khách hàng phải trả là 15 năm tương đương 180 tháng, cộng với lãi 5%/năm thì mỗi tháng phải trả lãi và vốn gần 7 triệu đồng. Nếu quy định thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng, trừ đi tiền thuê nhà, tiền ăn và các chi phí khác, chắc chắn khách hàng này sẽ không đảm bảo được số tiền phải trả như đã tính toán. Vì phương án trả nợ không có nên ngân hàng không cho vay là đương nhiên. Ông Đoàn Chí Thanh nhận xét, không hiểu lý do gì Bộ Xây dựng đi vào vòng luẩn quẩn như vậy: Trước đây gói 30.000 tỷ đồng bị tắc, ngày 31-10-2013 Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam ký ban hành Thông tư 18 hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn khẳng định “không yêu cầu phải xác nhận về thu nhập”, nhờ đó sự việc cơ bản được suông sẻ. Nhưng sang tới văn bản mới này cũng do Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam ký ban hành, lại xác định đối tượng là “không phải đóng thuế thu nhập cá nhân”, dẫn tới sự việc gần như tắc tị.

Ngay lập tức, Hiệp hội Bất động sản TPHCM có hai văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng nêu thực tế: Việc ban hành Văn bản 395 có thể gây tác động rất lớn, ách tắc, ảnh hưởng đến tiến độ xét duyệt và kết quả giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng. Đến nay có 15 ngân hàng tham gia thực hiện nhưng kết quả chỉ đạt hơn 20% là quá chậm, không đạt như kỳ vọng hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà, trong khi chỉ còn một năm nữa, ngày 1-6-2016, gói tín dụng sẽ hết hạn.

Trong khi đó, văn bản trả lời do Cục trưởng Cục Quản lý nhà Nguyễn Mạnh Hà (ký ngày 15-5-2015) lại nêu sự thật hoàn toàn trái ngược: “Kết quả giải ngân tăng nhanh theo từng tháng, để đạt được kết quả như trên, Bộ Xây dựng đã phối hợp rất chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng được giao triển khai thực hiện đã có nhiều cố gắng, thực hiện đúng các quy định, nhằm giảm thiểu việc trục lợi từ chính sách…”.
Theo SGGP

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Thủ tục vay gói 30.000 tỷ

Thông tin chung về gói 30.000 tỷ

Thực chất gói vay 30.000 tỷ là tiền của Ngân hàng nhà nước (NHNN) tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước để NHTM cấp nguồn vốn cho người mua nhà hoặc doanh nghiệp làm nhà ở xã hội. Các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, hoặc tổng giá bán dưới 1,05 tỷ đều được vay và hưởng lãi suất ưu đãi từ gói 30.000 tỷ


1. Dự án nào được vay gói 30.000 tỷ?

Điều kiện cần: để được xét duyệt hỗ trợ vay gói 30000 tỷ thì Chủ đầu tư phải được Ngân hàng thẩm định kĩ về năng lực tài chính, xây dựng… trước khi quyết định ký kết hợp đồng tín dụng liên kết.

Điều kiện đủ: diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2 và đơn giá dưới 15 triệu/m2, hoặc tổng giá trị ghi trên hợp đồng đã bao gồm VAT không vượt quá 1,05 tỷ đồng.

2. Ngân hàng nào hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ?

Tính đến nay đã có 19 NHTM tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, gồm:

BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, MHB, Bảo Việt, Eximbank, PVComBank, Saigon Bank, TPBank, SHB, Nam Á, SeaBank, OceanBank và VPBank, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

3. Ai là người được vay gói 30.000 tỷ?

Đối tượng được vay gói 30.000 tỷ là công dân Việt Nam có thu nhập thấp, chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích dưới 8m2/người.

4. Lãi suất của gói vay 30.000 tỷ là bao nhiêu?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay gói 30.000 tỷ là 5%/năm, và không vượt quá 6%/năm cho các năm tiếp theo.

5. Thời gian vay gói 30.000 tỷ trong bao lâu?

Thời gian hỗ trợ vay gói 30.000 tỷ tối đa là 15 năm (tính đến 1/6/2031),

6. Mức vay tối đa là bao nhiêu?

Mức vay tối đa là 80% giá trị căn hộ đã bao gồm VAT (chưa tính phí bảo trì 2%)

7. Tôi có được vay gói 30.000 tỷ không?

Được chứ ! - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về gói vay 30000 tỷ. Chúng tôi cam kết thủ tục hồ sơ nhanh chóng với 90% hồ sơ sẽ được vay tới mức tối đa. Đặc biệt tất cả đều miễn phí.

Hotline: 0903.628.374 - Mr.Trường Sơn

Hồ sơ vay gói 30.000 tỷ



Điều kiện vay vốn
  1. Khách hàng không quá 65 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay
  2. Khách hàng không có nợ xâu tại các Tổ chức tín dụng khác
  3. Khách hàng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8m2/người
  4. Khách hàng có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM hoặc có giấy tạm trú KT3 nhưng thời gian đóng BHXH từ 1 năm trở lên
  5. Khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà ở với Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật (hợp đồng đặt cọc)
  6. Cam kết khách hàng và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay gói hỗ trợ tại Ngân hàng để mua nhà ở
  7. Vốn tự có tham gia tối thiểu là 20%
  8.  Chứng minh được nguồn thu nhập để trả nợ
  9. Có tài sản đảm bảo đầy đủ cho khoản vay (căn hộ sắp mua là tài sản đảm bảo)

Hồ sơ vay vốn
  1. CMND
  2. Hộ khẩu hoặc KT3 + Sổ BHXH
  3. Giấy đăng ký kết hôn/Giấy chứng nhận độc thân
  4. Hợp đồng mua bán căn hộ/Phiếu đặt cọc
  5. Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu Ngân hàng
  6. Giấy xác nhận về nơi công tác và thực trạng nhà ở
  7. Hợp đồng lao động
  8. Sao kê lương 6 tháng gần nhất/Bảng lương xác nhận thu nhập của cty
  9. Giấy tờ chứng minh thu nhập khác
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0915.987.168 - Mr.Trường Sơn 

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Đối tượng, điều kiện mua nhà ở xã hội

*Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó quy định đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở xã hội.



Cụ thể, nhà ở xã hội được dành để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho 9 đối tượng:
  1. Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
  3. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
  4. Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp, gồm: Công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề.
  5. Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị.
  6. Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.
  7. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ.
  8. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.
  9. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

*Điều kiện được mua nhà ở xã hội

Nghị định cũng quy định điều kiện được bố trí nhà ở xã hội. Cụ thể, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải đáp ứng 4 điều kiện.

Thứ nhất, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.

Thứ hai, trường hợp mua nhà ở thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển nhà ở xã hội.

Thứ ba, trường hợp thuê mua nhà ở thì phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà ở và phần giá trị còn lại theo Hợp đồng đã ký kết.

Thứ tư, người thu nhập thấp là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; người thuộc diện hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được phép giải quyết chỗ ở theo hình thức cho thuê.

Trường hợp đối tượng là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để ở do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể mà không phải áp dụng 4 điều kiện trên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2014.

*Hướng dẫn thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội:
  1. Đơn xin đăng ký mua nhà ở xã hội 
  2. Giấy xác nhận về thực trạng nhà ở
  3. Giấy xác nhận đã trả lại nhà công vụ
  4. Giấy xác nhận mức thu nhập 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn
Hotline: 0915.987.168 - Mr.Trường Sơn

Dự án căn hộ cao cấp The Easter City chuyển đổi 100 căn nhà ở thương mại qua nhà ở xã hội, được bán với giá 12,5 triệu/m2